Friday, January 9, 2015

Quy trình kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính sọ não

Chụp sọ não

1. Chuẩn bị bệnh nhân.
- Nhịn ăn trước 4 giờ nếu dự kiến có thể phải tiêm thuốc cản quang.
- Người bệnh cần yên tâm khi khám xét.
2. Tư thế người bệnh: Nằm ngửa, đầu đặt trên giá đỡ sọ, mặt hơi cúi để tạo tư thế thoải mái và giảm số lớp cắt quan thủy tinh thể.
3. Các thông số quét:
- Tạo ảnh định khu ở hường nghiêng.
- Các lớp cắt đặt song song với đường lỗ tai, đuôi mắt và liên tiếp lên tới đỉnh sọ, cố gắng tránh chiếu tia x lên thủy tinh thể. Có thể giảm được nhiễu ảnh do khối xương nền sọ gây ra bằng cách cắt những lớp mỏng hơn hoặc đặt lượng mA cao hơn ở vùng hố sau.
- Độ dày lớp cắt: 3-5mm đói với hố sau và 7-10mm cho phần còn lại của hộp sọ. Khi khám cho trẻ em dưới 6 tháng cần dùng chương trình sọ trẻ em để giảm liều xạ cho trẻ em.

- Khoảng cách giữa các lớp cắt : Bằng độ dày lớp theo vùng thăm khám.
- Trường nhìn (FOV) 24cm
4. Thuốc cản quang
Tiêm tĩnh mạch bằng tay hoặc bằng máy (2-3ml/giây) 30-50ml thuốc cản quang iode tan trong nước và cắt lớp ngay lại sau khi tiêm hết thuốc. Đối với người có nguy cơ cao bị phản ứng thuốc nên dùng loại thuốc không chứa iode. Chỉ định tiêm thuốc tùy theo bệnh cảnh lâm sàng.
5. Đặt cửa sổ
6. Dựa theo bệnh cảnh lâm sàng
- Chấn thương sọ não: Chụp không tiêm thuốc cản quang, cần chụp ảnh với cửa sổ xương để thấy được hình ảnh vỡ xương.
- Tụ máu dưới màng cứng mạn tính: Nếu nghi ngờ ổ máu tụ đồng tỷ trọng thì tiêm thuốc cản quang có thể nhìn rõ ổ máu tụ không ngấm thuốc và màng ngăn của ổ máu tụ ngấm thuốc nhiều.
- Chảy máu não:Không tiêm thuốc cản quang
- Nhồi máu não: Chụp sớm nhằm phân biệt với chảy máu não. Tổn thương nhồi máu não thường hiện ảnh muộn hơn so với chảy máu não-tụ máu. Thuốc cản quang có ion (ionic) có thể gây tổn hại thêm cho vùng bị nhồi máu trong tuần lễ đầu, do vậy nếu cần tiêm thuốc cản quang để phân biệt với các nguyên nhân khác nên chọn loại không ion.
- Viêm não: Chụp trước tiêm và sau tiêm thuốc cản quang.
- Viêm màng não: Chụp trước vài sau tiêm.
- Áp xe não: Chụp trước và sau tiêm.
- U não: Trước tiêm và sau tiêm thuốc cản quang.
- Di căn não: Trước và sau tiêm thuốc cản quang.
- U não vùng hố yên: Cắt lớp ngang thường quy không tiêm và có tiêm, nên bổ xung hướng cắt đứng ngang (coronal) để định khu giải phẫu thuận lợi hơn.
- Xơ cứng rải rác, chụp không tiêm thuốc, chụp có tiêm thuốc để có thể phát hiện các tổn thương đang hoạt động.
- Sa sút trí tuệ: Chụp không tiêm thuốc, nếu nghi ngờ tổn thương nhu mô não sẽ tiêm thuốc.
- Động kinh thái dương: Chụp không tiêm thuốc và sau tiêm thuốc, nếu cắt theo hướng chếch về phía chân 20 độ để tạo ảnh thùy thái dương ít nhiễu ảnh hơn.

2 comments:

  1. thật mai mắn khi tìm được blogspot này ! hì cám ơn vì tất cả

    ReplyDelete